忍者ブログ

gel bôi trơn durex tốt nhất hiện nay

Shock điện chuyển nhịp: Cơ chế, chỉ định, chống chỉ định, thủ thuật

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Shock điện chuyển nhịp: Cơ chế, chỉ định, chống chỉ định, thủ thuật

I. Giới thiệu.

Phóng điện lên thành ngực để cắt các loạn nhịp tim là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả, được thực hiện thường quy ở hầu hết các bệnh viện. Shock điện chuyển nhịp – CARDIOVERSION được định nghĩa là phóng năng lượng đồng bộ với phức bộ QRS, trong khi phóng shock ngẫu nhiên trong chu kì tim (thường được thực hiện để cắt rung thất) được gọi bằng Shock điện khử rung – DEFIBRILLATION.

II. Cơ chế.

Mặc dù từ lâu người ta đã biết áp dụng shock điện vào cơ tim có thể khôi phục lại nhịp bình thường, tuy nhiên hiểu biết về cơ chế bên nền tảng bên dưới vẫn chưa hiểu rõ ràng hoàn toàn. Phóng sốc điện nhanh làm khử cực các tế bào cơ tim và tạo ra một vùng cơ tim có giai đoạn trơ kéo dài. Mô bị hoạt hóa trơ một cách đột ngột với thời gian trơ kéo dài sẽ không thể lan truyền xung động điện, do vậy mà cắt được cả các vòng vào lại lớn và nhỏ. Rung nhĩ và rung thất đã được đồng ý rộng rãi là các nhịp có tính ổn định về điện cao và do vậy phải đòi hỏi năng lượng sốc cao hơn để cắt chúng. Các dạng sóng thường dùng nhất trong khử rung ngoài là dạng sóng đơn pha và dạng sóng 2 pha. Trong các dạng sóng 2 pha, thì, tính phân cực tại mỗi bản cực làm đảo ngược lại dạng sóng khử rung. Sử dụng dạng sóng 2 pha trong shock điện chuyển nhịp và khử rung đã được chỉ ra là tăng hiệu quả và có thể làm giảm sự phát triển của các loạn nhịp sau sốc.

III.Chỉ định và Chống chỉ định.

Các chỉ định và chống chỉ định của shock điện chuyển nhịp được liệt kê ra tại bảng 1.1 và 1.2. Shock điện chuyển nhịp không nên được thực hiện ở những bệnh nhân có nhịp xoang hoặc các nhịp bất thường thứ phát do tăng tính tự động (như, nhịp nhanh nhĩ đa ổ và nhịp bộ nối). Nếu nhịp biểu hiện là rung thất hoặc nhanh thất có suy huyết động, thì chống chỉ định duy nhất của khử rung là mong muốn của gia đình bệnh nhân không muốn hồi sinh.

IV. Thủ thuật

A. Chuẩn bị bệnh nhân

1. Đồng ý sau khi giải thích nên đạt được từ bệnh nhân hoặc người thân (nếu bệnh nhân không thể hiểu và đưa ra thông tin có nghĩa).

2. Trong những trường hợp được lựa chọn, bệnh nhân nên nhịn ăn tối thiểu 6 – 8 giờ.

3. Đánh giá lại về tiền sử và khám thực thể nên được thực hiện. Nên đặc biệt chú ý đến đường thở. Không thể quan sát thấy lưỡi gà, không thể mở miệng ít nhất 2 cm giữa 2 răng, hoặc khó ngữa cổ là các yếu tố nguy cơ có thể làm cho việc đặt ống nội khí quản khó khăn hơn và có thể đề nghị sự có mặt của bác sỹ gây mê trong khi làm thủ thuật.

Bảng 1.1 Chỉ định và chống chỉ định đối với shock điện chuyển nhịp
CHỈ ĐỊNH
Shock điện chuyển nhịp

1. Rung nhĩ/cuồng nhĩ

  1. Bệnh nhân có rung nhĩ/cuồng nhĩ > 48 h (hoặc không rõ thời gian) và đã dùng kháng đông > 3–4 wk (INR 2–3)
  2. Rung nhĩ/cuồng nhĩ khởi phát cấp tính có suy huyết động:
  1. Đau thắt ngực
  2. Nhồi máu cơ tim
  3. Phù phổi
  4. Hạ huyết áp
  5. Suy tim

c. Rung nhĩ/cuồng nhĩ không rõ thời gian khởi phát và không có huyết khối trong nhĩ trái hoặc tiểu nhĩ trái trên siêu âm qua thực quản

d. Rung /cuồng nhĩ < 48 h → kháng đông không bắt buộc—phụ thuộc vào nguy cơ

2. Nhịp nhanh nhĩ

3. Nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (AVNRT)

4. Nhịp nhanh vòng vài lại liên quan đến Wolf­Parkinson­White syndrome

5. Nhịp nhanh thất

Khử rung

  1. Rung thất
  2. Nhanh thất có huyết động không ổn định
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Shock điện chuyển nhịp

1. Có huyết khối trong nhĩ và không phải là cấp cứu

2. Nhịp xoang/nhanh xoang

3. Nhịp nhanh liên quan đến tăng tính tự động

  1. Nhanh nhĩ đa ổ
  2. Nhanh bộ nối

4. Ngộ độc digitalis

5. Mất cân bằng điện giải nặng và không phải chỉ định cấp cứu

6. Rung nhĩ/cuồng nhĩ không rõ thời gian ở những bệnh nhân không dùng kháng đông mà không có siêu âm qua thực quản

7. Bệnh nhân không thể an thần an toàn

Khử rung

1. Bệnh nhân trước đó mong muốn không được hồi sinh

4. Tình trạng sử dụng thuốc và kháng đông của bệnh nhân (đối với những bệnh nhân có rung nhĩ và cuồng nhĩ) nên được xác nhận. Bởi vì bệnh nhân không phải lúc nào cũng có triệu chứng với các loạn nhịp như rung nhĩ và cuồng nhĩ, nên với những bệnh nhân kháng đông chưa đủ, phải khai thác về tiền sử dùng thuốc và bằng chứng nhịp nhanh trên ECG trong vòng 48 giờ chuyển nhịp trước khi chuyển nhịp cho bệnh nhân do nguy cơ thuyên tắc.

Bảng 1.2 Các Chỉ Định Shock Điện Chuyển Nhịp Ở Bệnh Nhân Rung Nhĩ
Class I
1. Shock điện chuyển nhịp ngay đối với bệnh nhân có rung nhĩ kịch phát và đáp ứng thất nhanh, kèm theo có bằng chứng ECG của MI cấp hoặc tụt huyết áp có triệu chứng, đau thắt ngực, hoặc suy tim, mà không đáp ứng ngay với các biện pháp thuốc

2. Shock điện chuyển nhịp ở những bệnh nhân không có huyết động không ổn định nhưng các triệu chứng của rung nhĩ là không thể chấp nhận được.

Class IIa
1. Shock điện chuyển nhịp để làm tăng khôi phục nhịp xoang ở những bệnh nhân có cơn Rung nhĩ phát hiện lần đầu.

2. Shock điện chuyển nhịp ở bệnh nhân có AF bền bĩ khi không thể tái nhập viện sớm.

3. Shock điện lặp lại sau khi đã đủ kháng đông dự phòng ở những bệnh nhân tái phát rung nhĩ mà không dùng thuốc chống loạn nhịp sau lần chuyển nhịp thành công trước

Class III
1. Shock điện chuyển nhịp ở những người biểu hiện sự thay đổi tự phát giữa AF và nhịp xoang trong các khoảng thời gian ngắn.

2. Ngoài ra shock điện chuyển nhịp ở bệnh nhân có các khoảng thời gian ngắn nhịp xoang, tái phát AF mặc dù đã nhiều lần shock điện và dùng các thuốc chống loạn nhịp dự phòng.

PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

RSS

P R